Thursday, March 31, 2011

Đô thị thế giới 'thành chiến địa'

Đô thị thế giới 'thành chiến địa'

Mark Kinver

Phái viên khoa học và môi trường BBC News

Tiêu thụ là tùy thuộc vào mỗi cá nhân và tiêu thụ năng lượng cũng vậy

Các khu vực đô thị có nguy cơ trở thành chiến địa trong lúc cả thế giới đang nỗ lực để giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo như trên.

Bản đánh giá của cơ quan UN-Habitat trực thuộc LHQ nói rằng các thành phố trên thế giới chịu trách nhiệm khoảng 70% khí thải trong lúc chỉ chiếm có 2% đất đai trên quả địa cầu.

Bản đánh giá này nói rằng một chương trình kế hoạch hóa đô thị hữu hiệu có thể tiết kiệm năng lượng rất nhiều mặc dù các đô thị tiêu thụ một số năng lượng không lồ.

Các tác giả của bản đánh giá này cảnh báo sẽ có “một tình trạng đối đầu chết người giữa biến đổi khí hậu và đô thị hóa” nếu như không có hàng động nào được áp dụng.

Bản đánh giá này được đặt tên là Global Report on Human Settlements 2011, Cities and Climate Change: Policy Directions, nói rằng mục tiêu là cải thiện sự hiểu biết làm sao các đô thị góp phần vào biến đổi khí hậu và liệu có biện pháp để thích nghi nào hay không.

Khuynh hướng đáng ngại

Joan Clos, giám đốc điều hành của UN-Habitat, nói rằng tình trạng đô thị hóa toàn cầu thật đáng lo ngại nếu xét đến mức độ cắt giảm khí thải.

Ông cho kênh BBC News biết: "Chúng ta đang chứng kiến cảnh các đô thị càng ngày càng lớn và nay chúng ta đã bước qua ngưỡng 50% của tổng dân số trên quả địa cầu hiện sống tại các vùng đô thị.”

"Hiện nay, chưa có dấu hiệu gì cho thấy đà này sẽ giảm bớt, và chúng ta biết rằng đô thị hóa đồng nghĩa với mức tiêu thụ năng lượng càng ngày càng nhiều.

Theo các số liệu của LHQ, ước lượng 59% dân số trên thế giới sẽ sống tại các đô thị trước năm 2030.

* Gia tăng nhịp độ các đợt nóng/lạnh tại hầu hết đất đai. * Con số các trận mưa lớn ngày càng nhiều * Các khu vực bị hạn hán cũng ngày càng nhiều hơn * Mực nước biển tại một số nơi ngày càng dâng cao

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Mỗi năm, số người sống tại các đô thị tăng thêm 67 triệu người, và 91% của số này được cộng thêm vào dân số sống tại thành thị tại các quốc gia đang phát triển.

Lý do tại sao các khu vực đô thị tiêu thụ năng lượng rất nhiều, theo bản đánh giá của LHQ ghi nhận, là vì chuyên chở công cộng gia tăng, con người sử dụng quá nhiều năng lượng cho việc sưởi cũng như cho việc điều hòa nhiệt độ nơi ở và nơi làm việc cũng như trong các sinh hoạt kinh tể để tạo ra mức thu nhập.

Bản đánh giá ghi nhận trong lúc các đô thị lớn góp phần tạo ra biến đổi khí hậu, thì các thành phố nhỏ hơn phải gánh chịu hậu quả.

Các tác giả của bản đánh giá này cũng nói rằng đi kèm theo các rủi ro vật chất do việc biến đổi khí hậu gây ra, một số đô thị cũng sẽ bị khó khăn hơn trong việc cung cấp các dịch vụ căn bản.

"Các biến đổi này sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp nước dùng, tới hạ tầng cơ sở, chuyên chở, hệ thống sinh thái của hàng hóa và địch vụ, cung cấp năng lượng và sản xuất công nghiệp.”

"Các nền kinh tế địa phương sẽ bị gián đoạn và người dân sẽ bị tước đoạt của cải cũng như đàn gia súc.”

Một số vùng ngày càng nhiều sẽ bị hạn hán, đất chuồi, bão và nhập lụt, như là vùng bán sa mạc Sahara, Nam và Đông Nam Á châu, Nam Âu Châu, vùng bờ biển phía đông của Nam Mỹ và bờ biển phía tây của Hoa Kỳ.

Phải hành động

Nam Phi là quốc gia có nguy cơ bị biến đổi khí hậu tàn phá nặng nề nhất

Tiến sĩ Clos nói với BBC News rằng trong lúc biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn thế giới, thì mỗi thành phố có thể đóng vai trò thiết yếu trong việc làm giảm khí thải.

Ông giải thích: "Không khí là một hàng hóa chung mà tất cả chúng ta tùy thuộc vào nó do đó, mỗi khi khí độc được thải ra ở đâu đó, thì nó đã cộng thêm vào vấn đề.”

Ông nói thêm: "Tiêu thụ là tùy thuộc vào mỗi cá nhân và tiêu thụ năng lượng cũng vậy.

"Đó là lý do tại sao chính quyền ở cấp địa phương có thể đóng một vai trò lớn trong việc tiêu thụ năng lượng, cho dù chính phủ trung ương có chấp thuận hay không.”

Bản đánh giá cũng kêu gọi các viên chức lo việc đô thị hóa ở cấp địa phương phải có một cái nhìn sâu xa hơn cho việc phát triển trong tương lai xét theo biến đổi khí hậu ở địa phương đó.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/03/110329_un_warning_on_climate_change.shtml

Saturday, February 26, 2011

10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới

10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới

Từ mức độ nhiễm chì trong đất trồng đến các độc tố trong nước và không khí bị nhiễm phóng xạ, Học viện Blacksmith đã đưa ra danh sách 10 khu vực "thảm họa sinh thái học’’ của thế giới.
Thành phố Lâm Phần, Trung Quốc
Thành phố Lâm Phần, Trung Quốc

Lâm Phần, Trung Quốc

Số người có khả năng bị tác động: 3.000.000

Loại chất ô nhiễm: Than đá và các loại hạt

Nguồn ô nhiễm: Ô tô và khí thải công nghiệp

Đây là thành phố ’’màu tro’’ ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Sơn Tây là trung tâm khai thác than của Trung Quốc, những đồi núi xung quanh Lâm Phần ’’lỗ chỗ’’ các mỏ than hợp pháp và trái phép, không khí ’’nóng hổi’’ vì than đá. Quần áo giặt sẽ trở lại màu đen trước khi kịp khô. Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia Trung Quốc cho hay, Lâm Phần là nơi ô nhiễm không khí tồi tệ nhất Trung Quốc.

Thiên Anh, Trung Quốc

Số người có khả năng bị tác động: 140.000

Loại chất ô nhiễm: Chì và những kim loại nặng khác

Nguồn ô nhiễm: Khai thác và chế biến

Là một thành phố công nghiệp, Thiên Anh chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng chì của Trung Quốc. Thứ kim loại độc hại này ngấm vào nước và đất trồng của Thiên Anh và ngấm vào máu trẻ em sinh ra tại đây. Đó có thể là nguyên nhân dẫn tới việc các em nhỏ ở Thiên Anh có chỉ số IQ thấp. Qua kiểm tra, lúa mỳ trồng ở Thiên Anh chứa lượng chì cao gấp 24 lần chuẩn của Trung Quốc.

Sukinda, Ấn Độ

Số người có thể bị tác động: 2.600.000

Loại chất ô nhiễm: Crom hóa trị sáu và những kim loại khác

Nguồn ô nhiễm: Khai thác và chế biến crom

Crom hóa trị sáu là kim loại năng sử dụng cho sản xuất thép và ngành thuộc da, có thể gây ung thư nếu hít hoặc nuốt phải. Ở Sukinda, nơi có một trong những mỏ crom lộ thiên lớn nhất thế giới, 60% nước uống chứa crom hóa trị sáu ở mức cao gấp đôi chuẩn quốc tế. Một tổ chức y tế Ấn Độ đã ước tính rằng, 84,75% số người tử vong trong khu vực mỏ đều liên quan tới crom. Ở đây hầu như chưa có nỗ lực nào nhằm tẩy sạch khu vực ô nhiễm.

Vapi, Ấn Độ

Số người có thể bị tác động: 71.000

Loại chất ô nhiễm: Hóa chất và kim loại nặng

Nguồn ô nhiễm: Bất động sản công nghiệp

Nếu môi trường của Ấn Độ về tổng thể là khá hơn người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc, thì cũng là vì quá trình phát triển của nước này diễn ra chậm hơn. Nhưng, giờ đây, mọi thứ đang thay đổi, bắt đầu từ các thành phố như Vapi. Với các cư dân thành phố Vapi, cái giá cho sự phát triển quá đắt đỏ, mức thuỷ ngân trong nước ngầm của thành phố cao hơn 96 lần chuẩn an toàn của WHO, các kim loại nặng luôn ’’hiện diện’’ trong không khí và các sản phẩm địa phương. Đó là một thảm họa.

La Oroya, Peru

Số người có thể bị tác động: 35.000

Loại chất ô nhiễm: Chì, đồng, kẽm và sulfur dioxide

Nguồn ô nhiễm: Khai thác và chế biến kim loại nặng

Chì là chất gây ô nhiễm và thường ảnh hưởng xấu tới trẻ em. Tại La Oroya, một thị trấn khai mỏ ở Peruvian Andes, 99% trẻ em bị nhiễm chì trong máu vượt quá giới hạn cho phép. Mức nhiễm chì trung bình, theo một cuộc thăm dò năm 1999 đã gấp ba giới hạn của WHO. Thậm chí ngay cả khi hoạt động nấu chảy kim loại giảm bớt, đất trồng bị nhiễm chì tại La Oroya còn duy trì qua nhiều thế kỷ, và gần đây, nơi này chưa có kế hoạch làm sạch đất trồng.

Dzerzhinsk, Nga

Số người có thể bị tác động: 300.000

Loại chất ô nhiễm: Hóa chất và các sản phẩm phụ độc hại

Nguồn ô nhiễm: Sản xuất vũ khí hóa học thời kỳ chiến tranh lạnh

Cơ quan môi trường của thành phố đã ước tính rằng, khoảng 300.000 tấn rác thải hóa chất đổ xuống Dzerzhinsk từ 1930 - 1998. Rất nhiều nguồn nước ngầm trong thành phố bị nhiễm dioxins và phenol cao hơn 17 triệu lần chuẩn an toàn. Sách kỷ lục thế giới đã xếp Dzerzhinsk là thành phố ô nhiễm hóa chất lớn nhất trái đất. Và tại đây vào năm 2003, tỉ lệ tử đã vượt quá tỉ lệ sinh là 260%.

Norilsk, Nga

Số người có thể bị tác động: 134.000

Loại chất ô nhiễm: chủ yếu là ô nhiễm không khí - các loại hạt, sulfur dioxide, kim loại nặng, phenols

Nguồn ô nhiễm: Khai thác và chế biến nickel, kim loại.

Norilsk được thành lập năm 1935 như kiểu một trại lao động nô lệ Siberian. Là nơi tập trung những lò nấu chảy kim loại nặng lớn nhất thế giới, hơn 4 triệu tấn cadmium, đồng, chì, nickel, thạch tín, selenium và kẽm phát thải ra không khí mỗi năm. Các mẫu thử không khí đều có mức nhiễm đồng, nickel vượt quá chuẩn tối đa cho phép, số người tử vong vì các bệnh hô hấp ở mức cao.

Chernobyl, Ukraine

Số người có thể bị tác động: ước tính ban đầu là 5,5 triệu. Gần đây đang có tranh cãi về con số cụ thể.

Loại chất ô nhiễm: Phóng xạ.

Nguồn ô nhiễm: Tan chảy hạt nhân.

Khi tai nạn hạt nhân xảy ra ở Chernobyl ngày 26/4/1986, nhà máy này làm rò rỉ một lượng phóng xạ vào không khí cao gấp 10 lần bụi phóng xạ từ các quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Ngày nay, ở khu vực xung quanh nhà máy khoảng 30 km vẫn không thể cư trú được. Từ giữa 1992 - 2002, hơn 4.000 trường hợp bị ung thư tuyến giáp được chẩn đoán với các trẻ em người Nga, Ukraine và Belarus sống trong khu vực nhiễm xạ. Đó là một tai nạn công nghiệp lớn nhất thế giới, nó sẽ tiếp tục gây nhiễm trong hàng chục nghìn năm. Tuy nhiên, các hoạt động nhằm ngăn chặn phóng xạ rò rỉ từ nhà máy hạt nhân đã và đang được tiến hành.

Sumgayit, Azerbaijan

Số người có thể bị tác động: 275.000

Loại chất ô nhiễm: chất hữu cơ, dầu và kim loại nặng

Nguồn ô nhiễm: Khu công nghiệp và hóa dầu

Hàng năm, rất nhiều nhà máy của Sumgayit đã phát thải khoảng 120.000 tấn khí thải độc hại có cả thủy ngân vào không khí. Phần lớn các nhà máy này đã đóng cửa, nhưng vấn đề ô nhiễm vẫn còn.

Kabwe, Zambia

Số người có thể bị tác động: 255.000

Loại chất ô nhiễm: Chì và cadmium

Nguồn ô nhiễm: Khai thác và chế biến chì

Khi các mỏ chì lớn được phát hiện gần Kabwe năm 1902, Zambia là một thuộc địa của Anh, và có rất ít quan tâm tới ảnh hưởng của kim loại độc hại với người dân nơi đây. Đáng buồn thay, tình trạng này tới nay hầu như không được cải thiện. Và cho dù công việc khai thác, chế biến chì không còn hoạt động nhưng mức ô nhiễm chì ở Kabwe là rất lớn. Tính trung bình, mức nhiễm chì ở trẻ em cao hơn chuẩn cho phép của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ từ 5-10 lần, và có thể thậm chí còn cao hơn mức gây tử vong. Song cũng có một tia hy vọng khi Ngân hàng Thế giới gần đây đã thông báo một dự án làm sạch môi trường trị giá 40 triệu USD cho thành phố.

*

Kỳ Thư (Theo Time)
http://vietbao.vn/The-gioi/10-thanh-pho-o-nhiem-nhat-the-gioi/20740947/159/

Sunday, May 9, 2010

Hoa Kỳ và Brazil là hai trong số 10 nước gây ô nhiễm nhất thế giới

Hoa Kỳ và Brazil là hai trong số 10 nước gây ô nhiễm nhất thế giới
Đào Nguyên source LiveScience , May 07, 2010

Photo courtesy: AFP
Photo courtesy: AFP

Cali Today News - Brazil và Hoa Kỳ là hai trong số 10 quốc gia gây ô nhiễm môi trường tệ hại nhất, theo một kết quả nghiên cứu mới cho thấy.

Viện Environment Institute của Đại học Adelaide của Úc cho biết họ sử dụng 7 tiêu chuẩn do lường mức thiệt hại môi trường để cho ra hai bảng xếp loaị. Một là thiệât hại gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và thứ nhì là mức thiệt hại tính chung cho môi trường toàn cầu.

Các tiêu chuẩn bao gồm số diện tích rừng bị hủy diệt, biến cải môi trường tự nhiên thành khu kinh doanh, ngư trường cá, mức sử dụng phân bón, ô nhiễm nước, mức thải CO 2 và mức độ nguy hiểm đến các loài động và thực vật.

Nhìn chung theo báo cáo này thì quốc gia càng giàu có thì càng tàn phá môi trường càng mạnh bạo. Corey Bradshaw, người chỉ huy cuộc nghiên cứu này, nhận xét: “Ô nhiễm lớn nhất là do con người khai thác tài nguyên thiên nhiên ồ ạt”.

Bradshaw cho là “ngày càng có nhiều bằng chứng là do cuộc sống có nhiều tỉ con người gây áp lực quá lớn, tài nguyên thiên nhiên bị tiêu điều và môi trường sống các loài đang bị thu hẹp lại”.

Mười quốc gia đứng đầu danh sách có ảnh hưởng xấu đến môi trường toàn cầu là Brazil, Mỹ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật, Mexico, Ấn Độ, Nga, Úc và Peru.

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=3c450d7a157c9b963c586740187d22ac